Chất lượng là yếu tố sống còn của sản phẩm

MDT luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm đi kèm với dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tối đa điều đó làm nên thương hiệu ...

Thiết kế đẳng cấp , tinh tế

Xuất phát từ lòng đam mê kỹ thuật , các thiết kế đều mang một vẻ ngoài độc đáo nhưng không kém phần hiệu quả

Lắp đặt dễ dàng với các MODULE MDT

Các sản phẩm tủ điện đều sử dụng module chuyên dụng do MDT phát triển mang lại sự gọn gàng , hiệu quả

Sản phẩm có độ bền cao , bảo hành dài hạn

Các cấu kiện tạo nên sản phẩm được lựa chọn , lắp đặt với một quy trình khắt khe , kỹ lưỡng

MDT AUTOMATION TECHNOLOGY LAB

Các sản phẩm được nghiên cứu và phát triển với đầy đủ thiết bị công cụ trang thiết bị hiện đại

Hướng dẫn kết nối và xử lý cảnh báo lỗi khi lắp tủ thang nâng hàng


Nhiều bạn gặp khó khăn khi đấu nối tủ vào hệ thống cơ học của thang cũng như xử lý cảnh báo lỗi của module thang một phần vì ít có thời gian đọc tài liệu cũng như xem các video hướng dẫn trên youtube . Hôm nay mình xin chia sẽ các tình huống gặp phải khi kết nối như sau:
1 Giải thích các thuật ngữ , ký hiệu trên module :
Giữa module phím bấm và module điều khiển có khắc các ký hiệu đều là chữ viết tắt của tiếng anh , Khi đấu nối thì theo nguyên tắc các ký hiệu giống nhau thì sẽ nối với nhau
- Ký hiệu SW viết tắt của switch là nối vào nút nhấn gọi tầng , SW1 nút nhấn gọi tầng 1 , SW3 nút nhấn gọi tầng 3...
- Ký hiệu SS viết tắt của sensor tức là công tắc hành trình . SS1 công tắc hành trình tầng 1 , SS5 công tắc hành trình tầng 5
- Ký hiệu SSDC viết tắt của Sensor Door Close . Công tắc cửa , công tắc này được nối tiếp với các cửa tầng , và nối vào chân chung ( chân Com ) nếu hở ra thì module sẽ không cho phép gọi tầng ( thang ko chạy )
- Ký hiệu U+ là nguồn DC12v , L1 , L2 ...L6 viết tắt của Led1 đèn báo thang đang ở tầng 1 , L3 sáng đèn báo thang đang ở tầng 3....
-Ký hiệu Stop : nơi gắn nút nhấn dừng thang
-Ký hiệu AC in : chổ kết nối nguồn xoay chiều 220V
Ký hiệu UP , DOWN : cổng ra tác động lệnh chạy lên chạy xuống
Ký hiệu VFD : viết tắt của Variable-frequency drive là chổ tín hiệu nối vào biến tần
- Speed d1 , d2 ,d3 các dữ liệu nối vào điều chỉnh tốc độ biến tần
- Ký hiệu Direct : Hướng di chuyển của thang , đèn mũi tên lên thì thang đi lên ,
 đèn mũi tên xuống thì module đang đóng lệnh đi xuống , ngoài chức năng chỉ thị hướng
đi , hai đèn này còn dùng để hiển thị lỗi của module

2 Các mã lỗi trên đèn Direct

Ngoài chức năng chỉ thị hướng đi 2 đèn báo DIRECT còn dùng để chỉ thị lỗi của module
- Cấp nguồn vào 2 đèn DIRECT cùng sáng đứng yên : lỗi công tắc cửa chưa đóng , lúc này
 thang sẽ khóa không cho gọi tầng cũng như vận hành 
Hướng xử lý : kiểm tra kết nối từ đường SSDC vào COM xem có bị hở không? 
Nếu bị hở công tắc cửa thì nối dây trực tiếp từ SSDC vào COM để module hoạt động 
rồi thay công tắc cửa sau
- Cấp nguồn vào 2 đèn DIRECT cùng sáng nhấp nháy : Lỗi công tắc hành trình của thang 
Lỗi này thường do thang chưa đóng công tắc hình trình hoặc thang chạy quá hành trình 
không giữ vị trị tại điểm dừng
Lúc này thang sẽ chuyển về chế độ tời (ấn giữ phím thì chạy buông ra thì ngắt )
Hướng xử lý : kiểm tra vị trí tiếp xúc của thang với công tắc hành trình, đảm bảo khi đến
 tầng thang phải luôn tỳ vào công tắc hành trình , kiểm tra dây kết nối từ công tắc hành 
trình về module xem có bị lỏng hoặc đứt
Dùng phím mũi tên lên xuống ( phím số 1 và 2 ) di chuyển thang đến đúng vị trí của 1 
công tắc hành trình bất kỳ
đợi cho đèn ứng với công tắc hành trình tầng đó sáng lên ta ấn giữ phím Stop/ start trong 
3s để xóa lỗi

3 Lỗi kết nối nguồn vào tủ 

- Đối với nguồn 3 phase khi kết nối vào tủ pha R pha S pha T và trung tính nhưng module 
không có nguồn 
Hướng xử lý : do mất pha hoặc sai thứ tự pha làm rơ le bảo vệ pha tác động ngắt nguồn 
vào tủ
cần tháo các dây pha đầu vào và đảo thứ tự cho đến khi đèn trên rơ le bảo vệ pha sáng lên .
cũng có thể công tắc giới hạn trên và dưới của tủ tác động ngắt nguồn vào tủ cần kiểm 
tra lại
- Thang chạy sai hướng điều khiển 
Do sai thứ tự dây động cơ nối vào contactor  
Hướng xử lý: cần đảo 1 trong 3 pha sao cho khi contactor chạy xuống hút thì thang phải 
đi xuống và ngược lại


Mời các bạn xem video sau để hiểu quá trình test tủ và xử lý tình huống khi đấu nối







Thanks for watching !



Hướng dẫn lắp tủ thang máy tải hàng , thang vận thăng

Qua thời gian dài phát hành module Thang tải hàng MDT ELEVATOR được rất nhiều các bạn kỹ thuật và khách hàng đón nhận . Sản phẩm với ưu điểm dễ lắp đặt sử dụng , độ ổn định cao và rất an toàn . Mặc dù MDT đã phát hành tài liệu nhưng để dễ dàng tiếp cận hơn nữa đối với các bạn mới vào nghề nên MDT phát hành thêm các video hướng dẫn.
Mời các bạn xem để tham khảo cho quá trình lắp đặt được dễ dàng hơn
Thang tải hàng

Video Hướng dẫn phần 1



Video Hướng dẫn phần 2


Thang vận thăng


Tài liệu đấu nối

Sơ đồ thang hàng


Hướng dẫn lắp tủ điện ATS V3

Phiên bản MDT ATS V3 là phiên bản được MDT phát triển hoàn thiện nhất hiện nay với đầy đủ tính năng để hoàn thiện một tủ ATS với các tính năng sau:
- Điều khiển chuyển mạch đóng tải linh hoạt
- Cài đặt được các khoảng thời gian tùy biến theo yêu cầu của khách hàng
- Tương thích hầu hết các loại máy phát điện trên thị trường bao gồm máy dầu , máy xăng , và đầu nổ diezen lai đầu máy phát điện
- Chức năng sấy trước khi đề Preheater và chạy không tải làm mát Cooldown trước khi tắt máy
- Nguồn điện tự động nhận dạng các loại accu máy phát 12v 24V
- Đầu ra sử dụng tương thích các loại Contactor , Dao cắt chân không , Các loại chuyển mạch Khối ...





Video hướng dẫn chi tiết lắp tủ có 2 phần
Phần 1 


Phần 2














Điều khiển từ xa thiết bị bằng điện thoại


Hướng dẫn sử dụng thiết bị điều khiển
MDT GSM CONTROL V4.0

I  Chức năng  Điều khiển thiết bị bằng điện thoại
1 Gắn sim vào mạch
   2 Cấp nguồn 220V vào mạch đợi  khoảng 30s cho đèn led POWER sáng lên lúc này mạch mới điều khiển       được . Nếu không có sim hoặc mất sóng đèn sẽ tắt
Gọi vào số trong sim chờ cho thiết bị kết nối sau đó bấm lệnh :
-          Phím 1 bật rơ le 1
-          Phím 1 *  tắt rơ le 1
-          Phím 2 bật rơ le 2
-          Phím 2 *  tắt rơ le 2
-          Phím 0 tắt cả 2 rơ le
II Chức năng hẹn giờ
1 Hẹn từng kênh riêng biệt
Gọi vào số trong sim chờ cho thiết bị kết nối sau đó bấm lệnh :
-          Phím 1 đóng rơ le 1 sau đó bấm tiếp phím số 3 để hẹn 30 phút sau đó bấm phím # để bắt đầu hẹn .
-     Phím 2 đóng rơ le 2 sau đó bấm tiếp phím số 4 để hẹn 40 phút sau đó bấm phím # để bắt đầu hẹn kênh 2
2 Một kênh bật và một kênh hẹn
Nếu chỉ muốn hẹn giờ 1 kênh còn kênh còn lại chỉ bật và tắt
Ví dụ bật rơ le 1 xong bật rơ le 2 và hẹn giờ rơ le 2 90 phút :
Bấm phím 1 để bật rơ le 1 xong bấm phím #  để thoát lệnh của rơ le 1
Bấm phím 2 để bật rơ le 2 xong bấm tiếp phím 9 rồi bấm phím # để hẹn 90 phút cho rơ le 2
III . Điều khiển thiết bị bằng tay
Trên mặt thiết bị có 2 phím bật tắt chủ động 2 kênh và có jack nối ra công tắc ngoài
Trong trường hợp tủ điện có nút nhấn ngoài , bạn kết nối 2 nút nhấn vào jack EX SW
IV . Ngõ vào sensor cảnh báo
Trên mặt thiết bị có 2 ngõ vào SS1 (sensor1 ) và SS2 (Sensor2)
Trong quá trình mạch đang hoạt động nếu 1 trong 2 ngõ này bị chập xuống Gnd thì mạch sẽ ngắt tải đồng thời nháy điện thoại và nhắn tin về số điều khiển
Tính năng này rất hữu ích trong nhiều trường hợp ví dụ bạn dùng điều khiển bơm nước lên bể chứa , lúc này trên bể chứa sẽ gắn phao điện vào ngõ SS1 và Gnd . Khi nước được bơm đầy mà bạn quên tắt thì phao điện đóng lại làm ngõ SS1 chập xuống Gnd lúc này mạch sẽ tự tắt máy bơm và thông báo bằng tin nhắn cho bạn


Cảm ơn các bạn đã sử dụng sản phẩm của Minhdt
Chi tiết hoặc hổ trợ kỷ thuật liên hệ : Minhdt
Tel : 0904250638
Kênh video tất cả sản phẩm  https://www.youtube.com/user/minhdt0904250638
Chúc các bạn lắp mạch thành công!



















Module nạp ACCU ( ắc quy ) 3 giai đoạn


Video về sp trên Youtube


 


sơ đồ đấu nối 


Nạp ắc quy 3 giai đoạn


Nạp 3 giai đoạn



3 stager battery chager