Chất lượng là yếu tố sống còn của sản phẩm

MDT luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm đi kèm với dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tối đa điều đó làm nên thương hiệu ...

Thiết kế đẳng cấp , tinh tế

Xuất phát từ lòng đam mê kỹ thuật , các thiết kế đều mang một vẻ ngoài độc đáo nhưng không kém phần hiệu quả

Lắp đặt dễ dàng với các MODULE MDT

Các sản phẩm tủ điện đều sử dụng module chuyên dụng do MDT phát triển mang lại sự gọn gàng , hiệu quả

Sản phẩm có độ bền cao , bảo hành dài hạn

Các cấu kiện tạo nên sản phẩm được lựa chọn , lắp đặt với một quy trình khắt khe , kỹ lưỡng

MDT AUTOMATION TECHNOLOGY LAB

Các sản phẩm được nghiên cứu và phát triển với đầy đủ thiết bị công cụ trang thiết bị hiện đại

Tự làm bộ cấp nguồn kỹ thuật số (digital) đơn giản để thử mạch




Làm điện tử thì chắc chắn bộ nguồn là thiết bị không thể thiếu cho việc thử mạch . Lang thang trên mạng có rất nhiều thiết kế rất ấn tượng và thú vị và một trong số đó tôi đã thử và thành công . Hôm nay tôi giới thiệu với các bạn 1 trong những thiết kế đơn giản nhưng khá hiệu quả .
Đầu tiên bạn truy cập site http://www.tuxgraphics.org/electronics/200506/article379.shtml
để xem cách thức hoạt động, nguyên lý , công thức tính toán và thiết kế....
Cái hay của thiết kế này là họ dùng 8 cổng ra của chip qua cầu điện trở R-2R để làm DAC để điều khiển tầng công suất , ở đầu ra dùng cầu phân áp đưa về ADC của ATmega8 để đo và điều khiển . Nói chung là khá đơn giản .
Sơ đồ toàn mạch có dạng như sau : ( bạn lưu về máy xem rõ hơn )


Sau khi làm xong mạch cứng , bạn truy cập link http://www.tuxgraphics.org/common/src2/article379/
để lấy mã nguồn của chương trình điều khiển và nạp vào chip để sử dụng  .

Một vài hình ảnh trong quá trình thực hiện :

test thử code


Lắp mạch , Chú ý các trở trong phần cầu R - 2R nên dùng loại chính xác và có sai số 1% ( 5 vòng màu )


Dùng một cái đầu DVD cũ bỏ đi làm hộp . sử dụng mỏ hàn để khoét mặt nhựa


Gia công mặt nguồn bằng mika khoan đục mài dũa .... ( làm thủ công vì ngày trước chưa có CNC )


Gắn LCD vào mặt




Thiết kế các phím dùng cảm ứng ( mạch dùng 2 transistor ghép dalington đã giới thiệu rất nhiều trong site )


Dán keo nút cảm ứng


Tổng thể mặt trước


Đẹp không tỳ vết :v


Công suất dùng sò 2N3055 gắn vào nhôm của CPU để tản nhiệt


Cổng ra để lấy nguồn . Làm thêm jack DC để cấp nguồn cho tiện


phần mạch có cuộn dây đồng là làm boot từ 12V lên 24V dùng UC3843 cấp cho bộ nguồn . Nguồn này lúc mất điện vẫn dùng ACCU OK .


Làm thêm mạch cảm biến nhiệt độ lúc nguồn nóng sẽ chạy quạt làm mát
sơ đồ bạn có thể tham video về mạch điều khiển nhiệt không dùng sensor ở link sau : https://www.youtube.com/watch?v=hzNpZdmBQys





Sơn phủ vỏ hộp cho đẹp


mọi thứ ok


Ở trên giá rất nhỏ gọn


Qua quá trình test thử thấy mọi chức năng khá OK tuy nhiên nhược điểm của nguồn này là tốc độ đáp ứng chưa cao do dùng chip mega8 và dùng giao động nội 4MHZ , tuy nhiên với những yêu cầu không quá phức tạp thì bộ nguồn này cũng đáp ứng đủ cho công việc của bạn rồi .

Chúc các bạn thành công !

Diy trạm hàn 12V và máy khò dành cho bạn yêu điện tử

Hàn và khò là việc mà những ai làm điện tử đều phải tiếp xúc hằng ngày ,nhất là ngày nay linh kiện ở các thiết bị đều nhỏ gọn và ở dạng smd , nếu dùng các mỏ hàn nhiệt hoặc hàn xung ngày xưa sẽ không thể hàn được . Thiết bị trên thị trường thì giá còn quá cao và dễ cháy tay hàn sau 1 thời gian sử dụng . Tại sao ta không diy cho mình một thiết bị hửu ích như thế ?  Xin giới thiệu với các bạn mạch dùng cho trạm hàn dùng các tay hàn 24V và tay khò có bán rất nhiều ở các cửa hàng linh kiện điện thoại di động:
Tính năng chính của thiết bị :
- Gia nhiệt nhanh và chính xác không làm hỏng linh kiện
- Điều khiển mềm ( ấn cái chạy , ấn cái tắt )
- Tự động tắt sau 1 thời gian sử dụng ( auto turn off )
- Kích thước nhỏ gọn dễ chế tạo , linh kiện thông dụng
- Dễ DIY nhất




Tận dụng vỏ nguồn máy tính cũ làm hộp


Tận dụng cái xương trong đầu CD xe hơi làm giá 
đáy là miếng sắt trong cái loa hỏng 

Ta bắt đầu tìm hiều từng thành phần để DIY nó

Tay hàn

Bên trong tay hàn



cấu trúc bên trong tay hàn có 4 dây bao gồm 2 dây gia nhiệt và 2 dây sensor
Chúng thường có các màu khác nhau nhưng ta phân biệt chúng bằng cách quan sát xem cặp dây nào có tiết diện lớn thì đó là dây gia nhiệt , cặp dây nào bên trong ruột nhỏ hơn thì đó là dây sensor



Tay khò bên trong có các cặp dây sau:
- Dây gia nhiệt 220V ( dây may so )
- Dây cảm biến nhiệt
- Dây quạt chạy 12 hoặc 24V
- Dây cảm biến công tắc từ  ( lúc ta gác vào nam châm  sẽ  chập lại và ngắt gia nhiệt )









Sơ đồ điều khiển có dạng như sau: Dùng chung cho cả hàn và khò luôn 


Tin là tín hiệu từ sensor tay hàn , VPP là nguồn 12VDC
Thực chất đây là mạch khuếch đại và so sánh điện áp
tầng thứ nhất của lm358 làm nhiệm vụ khuếch đại , tầng thứ 2 là so sánh với ngưỡng nhiệt độ ta đặt 
Phần mosfet và transistor tạo thành mạch tự động khoảng thời gian cho trạm hàn , sau khi bật nút on SW1 trạm hàn hoạt động . Bật nút sw2 trạm hàn tắt , nếu lúc hàn mà quên tắt thì sau khoảng 10' trạm hàn sẽ tự tắt để tiết kiệm điện .

Phần 12V được thiết kế sử dụng UC3842 boot từ 12V lên 24V mục đích là dùng trạm hàn này ngay cả khi mất điện , lúc đó ta dùng accu 12V để hàn 
 sơ đồ đơn giản như sau


  • T1 = BUZ11
  • L= 100uH Toroid
  • IC1= UC3843
  • C1= 1000uF/16V
  • C2,4= 0.1 uF/63V multilayer
  • C3= 2n2/63V MKT
  • C5=470pF/63V ceramic
  • C6= 100pF/ ""
  • C7= 2200uF/35V (see NOTES)
  • D1 = BY159 (see NOTES)
  • D2 = BY159
  • R1,6,7= 10K
  • R2= 22Ohm
  • R3= 1K
  • R4= 150K
  • R5= 0.27Ohm
  • R8= 12K
  • P1=2K2 Trim

Phần công suất của trạm hàn vào khò có sơ đồ như sau:


đối với tay khò thì bạn cần thêm mạch LM317 để chỉnh tốc độ gió



ghép nối các thành phần với nhau ta được trạm hàn và khò như sau:






Mạch triac và lm317





Bên trong trạm khò



Và cuối cùng đây là video test thử 





Chúc các bạn thành công !

Chỉnh lưu 3 phase thành DC dùng cho điện gió ( wind turbin )

Nhiều bạn hỏi chỉnh lưu 3 phase như thế nào? .Rất đơn giản , bạn chỉ cần 6 diode thường hoặc 2 diode cầu là làm được ngay .  không cần quan tâm đến thứ tự các dây phase . Lưu ý , điện áp của tụ phải cao hơn điện áp lớn nhất của động cơ phát điện
mạch dùng 6 diode


mạch dùng 2 diode cầu nhôm 


xem video tại link sau :
https://www.youtube.com/watch?v=jaG52VhSRuU


chúc các bạn thành công !

Truyền điện không dây V2

Mạch truyền điện không dây phiên bản 2 sử dụng IC dao động nguồn switching thông dụng KA384x Hoặc UC384X có tần số dao động 200khz . Cuộn dây có điện cảm 19uH và tụ điện 33nF

Tín hiệu dòng qua cuộn dây được lấy trên điện trở 0.22 ohm mắc ở chân S mosfet IRF540 được đưa vào chân 3 của IC để phản hồi , nếu dòng qua cuộn dây quá cao sẽ làm cho xung PWM ở đầu ra chân 6 giảm độ rộng để giảm dòng phát

Các bạn xem sơ đồ sau




mạch thu cực kỳ đơn giản với khung cộng hưởng LC như ở phần phát , qua diode chỉnh lưu và IC ổn áp 7805 cho ra mức nguồn 5V ổn định
các bạn xem video sau :

mod cho điện thoại sl45



Sử dụng mạch phản hồi dòng để báo chính xác vị trí đặt thiết bị thu hoặc có tải 
, mạch phản hồi dòng lấy tín hiệu trên điện trở 0.22 ohm một phần đưa vào chân 3 của UC384x một phần  đưa vào opamp LM358 để khuếch đại , hệ số khuếch đại khoảng 20 lần . Nữa còn lại của opamp được dùng để so sánh với điện áp đặt trước . Nếu có tải lập tức dòng qua R 0.22 ohm tăng lên qua khuếch đại ở chân 2,3  rồi so sánh ở chân 5,6, làm đầu ra chân 7 lên cap cấp cho trans c828 dẫn thông làm led sáng lên 
sơ đồ chi tiết có dạng như sau 


video test hiệu năng của mạch 



và mod cho BB8700




mạch rất đơn giản , lắp là chạy ngay . Chúc các bạn thành công !

Tạo cao áp từ flyback TV

Chỉ với 6 linh kiện cơ bản và một cái flyback TV là bạn có thể lắp thành 1 mạch tạo cao áp
Sơ đồ đơn giản như sau


chỉ cần bạn quấn 10 vòng dây ngay lõi ferit của flyback và đưa vào mạch , đầu ra bạn cho xuống phía đáy của flyback nếu thấy phóng điện vào chân nào thì nối chân đó lên và để khoảng cách gần để 2 chân có thể phóng điện ra . Chi tiết xem video sau :


chúc các bạn lắp mạch thành công !


Mạch inverter sine đơn giản dễ chế tạo nhất

Chào các bạn , qua quá trình tìm hiểu và phát triển các sản phẩm inverter . Tôi nhận được rất nhiều các ý kiến phản hồi về việc làm sao để có một sơ đồ inverter dễ chế tạo nhất dành cho những người thích DIY . Để giảm giá thành và đơn giản trong việc làm ra cái inverter sine phục vụ cho nhu cầu nhỏ trong gia đình mỗi lúc có sự cố mất điện . Tôi đã phát triển ra một mạch điện có chức năng tạo ra 2 xung PWM có độ rộng  thay đổi theo đặc tuyến của sóng hình sine dùng để driver 2 vế của biến áp và một dạng chíp khác đưa ra 4 đường tín hiệu cho phép driver cầu H Sơ đồ của dạng thứ nhất như sau
( các bạn lưu về máy xem rõ hơn )




Tính năng giải thích sơ đồ  và dạng sóng đầu ra các bạn xem video sau






Chip sine được sử dụng là loại rẻ tiền nhất thị trường và với sơ đồ này thì việc tạo ra 1 inverter sine thật đơn giản
Chức năng của chip sau khi lập trình như sau:
- tạo ra độ rộng xung biến đổi cho inverter ra sóng sine 50hz
- có đường tín hiệu dò điện áp accu để tắt inverter lúc accu yếu điện
- Có đường cảm biến tải để khi không tải mạch sẽ chạy với công suất thấp cho phép tiết kiệm accu và nâng cao tuổi thọ của linh kiện công suất trong mạch
- cảnh báo bằng đèn led có tải hoặc đang ở chế độ shutdown ( lúc hết bình )

Loại chip thứ  2 được lập trình để điều khiển cầu H ( dành cho mạch dùng biến áp xung đã có phần DC to DC từ 12 lên 310V) có đầu ra như sau :


Chip được lập trình có 4 đầu ra để driver cầu H . Các bạn có thể dùng cầu H lái trực tiếp vào biến áp , hoặc dùng cầu H lái từ phần DC 310V ra tải ( trên tải phải có mắt lọc LC )


- nếu bạn chỉ cần công suất nhỏ đủ dùng cho quạt hoặc đèn ( khoảng 100W trở lại ) thì ta có thể dùng các loại mosfet logic level và sử dụng tín hiệu driver fet trực tiếp từ chip , lúc này sơ đồ rút gọn lại vô cùng đơn giản như sau



Mạch điện sau khi lắp ráp có kích thước  rất nhỏ gọn



Video test mạch 



Như vậy tùy theo công suất lớn nhỏ khác nhau mà ta có các giải pháp điều khiển mosfet khác nhau , để điều khiển được chính xác thì nên sử dụng các chip driver fet chuyên dụng như TC4427 , IR 2110 , IR2101 ... Còn chip điều chế sóng sine thì vẫn vậy và đây là giải pháp rẻ tiền nhất để thực thi một inverter sine dùng trong gia đình lúc mất điện . Các chip sine này bạn có thể liên hệ với tác giả để đặt mua với giá 60k/ chip giao hàng trên toàn quốc . Chúc các bạn thành công !