Mod SL45 nâng cao

SL45 Mod II

Chơi SL45 cũng như vespa và các thú chơi khác đòi hỏi người chơi phải có sự tinh tế đặc biệt , sau khi mod xong thì đối với người ngoài nhìn vào con máy chẳng có gì thay đổi nhưng chỉ có chủ nhân mới biết được là có những cái gì đã được up vào máy và sử dụng tiện lợi đến mức nào , sự tinh tế ở đây thể hiện ở bên trong phần mềm thông minh dựa trên nền phần cứng khá chuẩn của simens . Còn hình thức bên ngoài thì muôn hình vạn trạng , bạn có thể sơn xanh đỏ tím vàng tuỳ sở thích về gam màu , bạn có thể cho vào một caí vỏ khác để nhìn con máy dể chịu hơn ...Sau khi đã mod phần mềm, pin và chỉnh SSTổn định bây giờ bạn có thể bắt tay vào mod phần cứng máy để tăng thêm các tính năng chưa có

1 mod đèn pin.

với công nghệ led bây giờ thì việc gắn thêm một bóng led siêu sáng làm đền pin đằng sau thân máy có thể thực hiện được một cách dể dàng , trước tiên bạn khoét vỏ pin ra để gắn một cái switch nhỏ (loại này tháo ra từ các board mạch củ hoặc mua mới 1k/cái , khoan một cái lổ nhỏ 3mm để gắn led sau đó mắc nối tiếp led và công tắc vào 2 cực của pin .xong ! lưu ý :khi hàn nhớ chú ý đến cực tính của led (chân dài là cực + chân ngắn là -)nếu không đèn sẽ kô sáng được và cháy led pic



2 mod chân nguồn.

SL45 nổi tiếng về sự sụt nguồn đột ngột , kô nhận card , không nhận sim ,lỗi này phần nhiều do tiếp xúc mà ra . Tuy nhiên lỗi sụt nguồn là nặng nhất vì dòng điện đi từ pin qua chân nguồn có dòng rất lớn mà lại qua 2 lần tiếp xúc , tiếp xúc từ pin vào chân nguồn ,tiếp xúc từ chân nguồn vào main . chính dòng điện lớn đi qua 2 kim loại khác nhau cộng với độ ẩm của không khí tạo ra sự ăn mòn điện hoá ,oxy hoá cực pin và phần tiếp xúc trên main , sản phẩm của quá trình này là oxit kim loại đóng lại trên main những vết đen nằm giữa 2 cực tiếp xúc đóng vai trò như một điện trở làm cho chân pin dẫn điện kém tạo ra sụt nguồn khi máy phát công suất mạnh (lúc nghe gọi ) Biện pháp mà các cụ để lại là tháo vỏ máy ra , dùng dao cạo sạch chổ tiếp xúc là hết , tuy nhiên nếu cạo nhiều quá sẽ bay lớp mạ trên bề mặt đẫn đến lớp đồng lộ ra càng dễ bị oxy hoá trở lại hơn nên cách tối ưu là hàn thẳng chân pin vào main , chọn lựa một số chân thì thấy chân T39 là ngon nhất và khó hàn nhất vì trong chân có lò xo đảm bảo luôn luôn chân nguồn được ép chặt vào pin
pic

bạn cũng có thể dùng chân nguyên bản cuả nó hàn vào cũng đc , việc này dể hơn hàn chân T39 trước khi đóng vỏ bạn nhớ hàn chân giữa của tiếp xúc pin vào chân L audio (chân 2)để đưa audio ra ngoài tiện lợi cho mod loa ngoài sau này. Lưu ý phải cách ly chân giữa của tiếp xúc pin với main bằng một miếng mica trong để khỏi ảnh hưởng đến phần đo nhiệt độ pin của máy
3 mod loa ngoài
nếu bạn search với từ khoá Low Voltage Audio Power Amplifier thì kết quả hơn chục trang như sauhttp://www.google.com.vn/search?hl=vi&q=Low+Voltage+Audio+Power+Amplifier&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm&meta= Có rất nhiều IC cho bạn lựa chọn để lắp loa ngoài cho máy .Dĩ nhiên bạn sẽ chọn loại nào mà linh kiện có sẵn trên thị trường cho dễ lắp , mạch càng gọn càng tốt . Sau khi xem xét thấy 2 loại khả quan nhất là LM386 (mono) hoặc TDA2822(stereo) xem datasheet của hai IC này có mạch chuẩn như sau:

LM386



TDA2822Trong 2 sơ đồ bạn thấy có tụ hoá 470uf khá to ta tiến hành điều chỉnh thay bằng tụ 100uF .Hai dạng IC này đều ở dạng DIP cắm chứ kô có loại dán nên để mod vào SL45 ta phải tiến hành câu dây chứ kô thể lắp mạch in được (riêng mạch in đã dầy 1mm rồi!) mạch loa sau khi câu dây

qua thời gian dài phát triển modul loa ngoài giờ chỉ bé trong lòng bàn tay kích thước 15 x 11 x 3.5mm

vì yêu cầu lắp vào máy và tháo ra dễ dàng nên ta tận dụng chân giữa là chân nhiệt độ của pin để làm chân giao tiếp audio, loa chọn loa của N6230 vừa rẻ vừa gọn mà cho chất lượng âm thanh khá , nên dùng một cái switch trên loa để khi cần ta có thể tắt loa đi tránh tốn pin và nhiểu sóng radio của máy

chú ý : mạch cơ bản của loa chỉ thích hợp cho các loa có đường kính to vì bản thân của mạch khuếch đại toàn dải audio chứ không lọc đối với tần số nào cả . Do vậy khi lắp bị rè thì bạn phải hạn chế biên độ (vì ta kô thể gắn chiết áp chỉnh volume lên loa được) và tần số của mạch cho phù hợp với loa bé bằng cách nối tiếp với đầu vào một trở 47k và một tụ 103 xuống đất (hạn chế tần số cao)

Còn nếu lắp loa ngoài cắm dưới thì làm mạch in thoải mái . Dùng orcad vẽ mạch ra như sau pic
Bố trí linh kiện
mạch in được lắp như sau:

4 mod sound level meter.

lại nhờ cụ gút gồ với từ khoá sound level meter kết quả như sau http://www.google.com.vn/search?q=sound+level+meter&hl=vi&lr=&start=10&sa=N

sục sạo một hồi thấy đối với dùng led để hiển thị thì ta có 2 loại IC thông dụng cho việc này là LM3915 hay AN6884 sơ đồ trong datasheet như sau

LM3915


AN6884
Nhận thấy LM3915 cho ra 10led rất đẹp nhưng 10 led thì bố trí khó khăn hơn trong khi AN6884 thì cho ra 5 led thôi - dễ bố trí và vẽ mạch in vì nó là chân cắm 1 hàng ,linh kiện ngoại vi ít ,ta nối song song hai led với nhau sẽ có được 2 hàng 10 led nháy khá đẹp vẽ mạch trong orcad như sau:
mạch in sau khi hoàn thành
lắp linh kiện
test mạch
Gá vào vỏ pin kết hợp loa ngoài
thành quả


5 mod sạc USB cho SL45.

Điện áp để sạc cho SL45 không như các dòng máy khác .Trên sạc của sl45 ghi là 5V và 400mA nhưng thực tế đo kiểm điện áp ở hai đầu ra luôn >6 Volt chính vì vậy nếu bạn lấy trực tiếp 2 đầu của nguồn USB để sạc cho máy thì em nó cứ nằm im chứ kô nhúc nhích rên la gì hết Vì vậy muốn sạc được cho máy thì bạn phải chuyển đổi lên điện áp cao hơn bằng các mạch DC to DC converter hiểu nôm na là đổi điện áp 1 chiều ra điện áp 1 chiều một lần nữa lại nhờ cụ gút gồ tìm cho kết quả như này:http://www.google.com/search?hl=en&lr=&client=opera&rls=en&hs=vp0&q=DC+to+DC+converter&btnG=Search có quá nhiều loại mạch và chíp gọi điện hỏi tùm lum khắp nơi thì có loại MC33063 , MC33064 dể chơi dễ trúng thưởng
sơ đồ chuẩn trong datasheet của nó


chế biến một chút cho nó hợp với điện áp USB đầu vào và đầu ra điện thoại bằng cách thay đổi đường vào hồi tiếp chân 5 .
chiết áp R3 dùng để điều chỉnh điện áp đầu ra , cuộn dây L1 bạn dùng một lõi ferit đường kính 0,8cm quấn đại 20 vòng là được

mạch in như sau

lắp xong

lưu ý , trong hình đã thay chiết áp 22k thành trở 22k cho gọn gàng dể nhét vào vỏ hộp

6 Mod pin Cmos .

Nếu bạn hay phải tháo pin chính ra khỏi máy rồi lắp vào thì sẽ có hiện tượng bị chậm giờ do sl45 chết giờ khi kô có pin chính và sẽ reset lại giờ mặc định ban đầu khi kô có pin chính lâu quá 10'.
chính nhược điểm đấy làm cho thời gian hẹn hò hay báo thức bị muộn --> bồ doạ bỏ mấy lầy ,trể hẹn với bạn nhậu mấy lần, xếp doạ đuổi mấy lần... he he bigsmile

như ta đã biết để chạy thời gian thực cho bất kỳ con CPU nào cũng có một phần nguồn cấp riêng cho mạch giờ đó ký hiệu là RTC (real time clock ) . và mạch RTC này thường được nuôi bằng pin Cmos có điện áp từ 1,5 - 3volt tuỳ loại

Sl45 lấy ngay nguồn pin qua trở và tụ để cấp 3 volt cho mạch RTC . Dò sơ đồ một hồi đỏ con mắt bên trái , sưng con mắt bên phải nhỏ hết nửa lọ "vi rô tô " ra đuợc cái cần tìm như sau:
sơ đồ


vị trí của VRTC may mắn được đưa ra ngoài bằng testpoint dưới chân thẻ nhớ . Nối một đường dây đồng vào cực + của pin CMOS (cực - là mass máy )hoặc nối vào cực + của tụ hoá 100uF cũng có thể giữ được thời gian trong mấy chục phút khi không có pin chính lưu ý pin CMOS có thể lấy của các máy nokia 8210 8250 hoặc bất cứ loại nào nhỏ gọn cũng được, nếu kô có pin CMOS bạn có thể lấy tụ hoá 100uf (tụ audio màu vàng phần dưới main SL45 cũ)

Sau khi hàn vào máy tháo pin chính ra một thời gian sau đó kiểm tra lại giờ xem có chạy đúng không, nếu vẫn sai giờ thì có thể quả pin của bạn đã hết hoặc tụ đã khô cần thay cái mới . Chúc các bạn thành công !

0 comments: